Từ điển cà phê của PrimeCoffee đã cập nhật hàng trăm khái niệm thông dụng từ khắp nơi trên thế giới cho đến các thuật ngữ chuyên sâu nhất trong ngành cà phê. Nhấp vào bất kỳ chữ cái nào bên dưới để xem danh sách các thuật ngữ và định nghĩa cà phê bắt đầu bằng chữ cái đó.
A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W
Tất cả các thuật ngữ về cà phê (bằng tiếng Anh) có âm đầu là “G, H, I” sẽ được diễn giải sang tiếng Việt trong phần này.
Green Coffee Extract (GCE) – Chiết xuất cà phê xanh
Chiết xuất cà phê được sản xuất như một phần của Quy trình khử caffeine trong cà phê. Chiết xuất cà phê xanh được tạo ra bằng cách ngâm hạt cà phê xanh (xay nhưng chưa rang) trong nước nóng nhằm cho phép chúng giải phóng caffeine và một số hợp chất hòa tan khác vào nước.
Trong kỹ thuật khử caffeine theo phương pháp Swiss Water process (khử nước Thụy Sĩ). Hạt cà phê sẽ được ngâm trong GCE – một dung dịch chứa các thành phần hòa tan tương tự như trong hạt cà phê, do sự chênh lệch nông độ, Caffeine trong hạt sẽ khuếch tán ra dung dịch GCE. Một khi GCE giàu caffeine (cân bằng nồng độ với hạt), nó sẽ được chuyển qua than hoạt tính để hấp thu caffeine từ GCE trong khi vẫn giữ nguyên các hợp chất hòa tan của cà phê xanh khác, GRE sau đó lại tiếp tục được nạp vào cà phê xanh. Đây là một quá trình tuần hoàn liên tục, mất 8 giờ 10 để khử caffeine còn lại trong hạt xuống dưới 1%.
Grassy – Mùi cỏ, mùi thảo mộc
Grassy là một thuật ngữ cảm quan, miêu tả hương thơm tương tự cỏ xanh mới cắt, thảo mộc, đậu xanh hoặc trái cây chưa chín. Grassy có thể dễ nhận thấy trong hương vị cà phê bị rang quá mức (under-roasted) gợi lên cảm giác khô hoặc bị hỏng.
Hemileia Vastatrix – Bệnh gỉ sắt lá cà phê
Hemileia Vastatrix (tiếng Tây Ban Nha) là một loại nấm thuộc loại Pucciniales (trước đây còn được gọi là Uredinales) gây ra bệnh gỉ sắt lá cà phê (coffee leaf rust – CLR). Bệnh gỉ sắt lần đầu tiên được mô tả và đặt tên bởi Berkley và Broom trong Gardeners Chronicle – 11. 1869 thông qua các mẫu vật được gửi từ Sri Lanka, nơi căn bệnh này lần đầu tiên phát tán và thiệt hại to lớn cho cây cà phê tại đây.
Dịch tể học & Tác hại
Hemileia differatrix là một loại nấm ký sinh bắt buộc chỉ sống trên các loài thực vật thuộc chi Coffea Arabica.Vì vậy bệnh không tác động đến cây cà phê thuộc giống Robusta. Thông thường bệnh gỉ sắt chỉ tấn công vào lá cà phê hiếm khi được tìm thấy trên thân và quả. Sự phát triển của nấm Hemileia Vastatrix tạo thành những đốm tròn (khuẩn lạc) màu vàng cam ở mặt dưới lá cà phê. Các đốm này phát triển lớn dần ngăn cản quá trình quang hợp của lá. Khi bệnh tiến triển, lá rụng hàng loạt làm chết cây cà phê, thiệt hại không đáng kể tại thời điểm bệnh bùng phát, nhưng phải mất từ 3 -5 năm sau để thế hệ cây non tiếp theo cho thu hoạch.
Vào những năm 1920, CLR đã được tìm thấy rộng rãi trên khắp Châu Phi và Châu Á, Nó đến Brazil vào năm 1970 và từ đó nó lây lan nhanh chóng ra tất cả các vùng cà phê nước này vào năm 1975. Từ Brazil, bệnh lây lan sang Costa Rica và Colombia vào năm 1983 sau đó có mặt tại hầu hết các vùng trồng cà phê ở Trung và Nam Mỹ vào năm 1981. Kể từ năm 1990, rỉ sét cà phê đã trở thành bệnh dịch trên cây cà phê ở tất cả các nước sản xuất cà phê lớn.
Hybrido de Timor – Giống cà phê Timor
Hybrido de Timor là tên gọi khác của giống cà phê Timor, một giống lai giữa cây cà phê Robusta và Cà phê Arabica. Hybrido de Timor được phát hiện lần đầu tiên vào những năm 1940 trên đảo Timor ở Indonesia với khả năng chống bệnh gỉ sắt mạnh mẽ được duy truyền từ giống cà phê Robusta
Ibrik
Một bình cốc cổ hẹp bằng đồng có tay cầm dài. Ibrik là một dụng cụ truyền thống để pha cà phê Thổ Nhĩ Kỳ. Ibrik thường bị nhầm lẫn với Cezve – dụng cụ pha cà phê truyền thống Thổ Nhỉ Kỳ.
Italian Roast
Italian Roast – là tên được áp dụng cho một phân đoạn, cùng chỉ mức độ rang đậm (Dark Roast) của hạt cà phê. Đây là mức độ rang đậm nhất mà hạt cà phê còn có thể sử dụng được, cà phê được lấy ra sau vết nứt thứ hai, ở khoảng 245°C. Sau Italian Roast cà phê sẽ hóa than, chứ không còn một mức độ nàu khác. Trước Italian Roast lần lượt sẽ là các phân đoạn nhỏ hơn của cùng mức rang đậm – Đark Roast như: Như French Roast (240°C); Vienna Roast (230°C); Full City Roast (225°C)
Italian Roast làm cho hạt cà phê có màu tối đen và bề mặt sáng bóng từ các loại dầu tự nhiên trong hạt. Cà phê được chiết xuất từ hạt rang Italian Roast sẽ có rất ít các đặc tính tự nhiên vốn có trong hạt (như hương vị trái cây, hoa quả…) đặc biệt đặc tính axit của hạt gần không không còn. Đáng kể nhất có thể cảm nhận là vị đắng mãnh liệt.
Tên gọi gây nhầm lẫn
Theo Rao Scott, Hầu hết các nhà rang xay cà phê tại Ý đều rang cà phê của họ ở mức trung bình (Medium) nhưng bằng cách nào đó, những loại cà phê rang sẫm nhất, nhiều dầu nhất và đắng nhất đã được gọi là Italian Roast. Mặt khác theo Alfred Peet (cha đẻ của Peet’s Coffee), Italian Roast được đặt tên theo phong cách rang đậm phổ biến ở miền nam nước Ý, phong cách rang này thách thức ngay cả những thợ thủ công rang xay giàu kinh nghiệm nhất, họ phải dựa vào các giác quan sắc bén để phát triển cà phê đến mức tối đa mà vẫn không bị cháy.
Nội dung bài viết được trích dẫn từ nhiều nguồn ; Bao gồm The Coffee Dictionary: An A-Z of coffee, from growing & roasting to brewing & tasting by Maxwell Colonna-Dashwood ; Một số khái niệm có thể khiếm khuyết, chưa hoàn chỉnh về ngữ nghĩa, PrimeCoffee luôn hoan nghênh sự đóng góp từ bạn đọc !